Indonesia đã trao cho CEO OpenAI Sam Altman "visa vàng" đầu tiên của đất nước này, cho phép ông lưu trú dài hạn và tận hưởng nhiều đặc quyền.
"Việc cấp visa vàng không nhất thiết dựa vào đầu tư, nhưng cũng có thể áp dụng cho những cá nhân nổi tiếng toàn cầu, mang lại lợi ích cho Indonesia. Để được cấp visa vàng, người đó phải được đề cử bởi chính phủ trung ương", Silmy Karim, Tổng Giám đốc Cơ quan Di trú Indonesia, đã giải thích.
Theo thông cáo của Cơ quan Di trú Indonesia, Sam Altman là một nhân vật nổi tiếng trên toàn thế giới. Ông là CEO và đồng sáng lập OpenAI, một công ty nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo nằm tại Hoa Kỳ. Ông bắt đầu thu hút sự chú ý của thế giới sau khi OpenAI ra mắt ChatGPT vào cuối năm 2022.
Vào tháng 6 năm trước, CEO của OpenAI đã đến Indonesia để chia sẻ kiến thức về trí tuệ nhân tạo.
|
CEO OpenAI Sam Altmman trong phiên điều trần trước Thượng viện Mỹ ngày 16/5. Ảnh: Reuters |
Với thị thực vàng, Altman được hưởng nhiều đặc quyền như ưu tiên khi nhập cảnh tại sân bay, thuận tiện trong việc xuất nhập cảnh Indonesia và thời gian lưu trú kéo dài.
"Đây là một bước tiến cụ thể trong việc phát triển hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo tại Indonesia. Ông không cần phải xin giấy phép lưu trú có thời hạn (ITAS) tại văn phòng nhập cư. Chúng tôi đã mở cánh cửa đỏ đẫn như một sự đền đáp cho những tài sản ông đem đến cho Indonesia", Karim nói.
Cơ quan Di trú Indonesia không đề cập đến việc Sam Altman đã đầu tư vào nước này hay chưa. Đại diện của Altman chưa có bình luận.
Trước đây, Indonesia đã giới thiệu một loại thị thực mới nhằm thu hút những người nước ngoài giàu có để thúc đẩy nền kinh tế của đất nước. Bali là điểm tập trung đầu tiên trong nỗ lực thu hút những du khách lưu trú kéo dài. Theo thông cáo báo chí, visa vàng sẽ có thời hạn từ 5 đến 10 năm, bắt đầu từ ngày 25/12 năm nay. Người nộp đơn xin visa vàng phải có ít nhất hai tỷ rupiah Indonesia (tương đương 130.000 USD) gửi vào ngân hàng nhà nước Indonesia. Hành động này diễn ra sau khi New Zealand và Bồ Đào Nha giới thiệu "thị thực du mục kỹ thuật số" nhằm tận dụng sự xuất hiện của lao động quốc tế đến sống và làm việc.
Theo Business Insider, nhiều quốc gia trên thế giới đang triển khai các chương trình tương tự để thu hút tài năng. Lối sống du mục kỹ thuật số đang trở nên phổ biến hơn sau đại dịch Covid-19. Nghiên cứu của MBO Partners công bố vào cuối năm 2021 cho thấy có khoảng 15,5 triệu người Mỹ xác nhận họ là những người du mục kỹ thuật số.